Chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ

Theo TCVN 11041-1: 2017 về Nông nghiệp hữu cơ thì Quá trình chế biến các sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau (mục 5.3)
5.3.1  Yêu cầu chung
Trong quá trình chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.
Quá trình chế biến phải tuân thủ thực hành vệ sinh tốt.
5.3.2  Thành phần cấu tạo của sản phẩm
Sản phẩm hữu cơ phải được chế biến từ các thành phần hữu cơ, ngoại trừ:
- các thành phần không sẵn có ở dạng hữu cơ;
- các chất được phép sử dụng theo quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này, bao gồm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, nước, muối, chế phẩm vi sinh vật và enzym, chất khoáng (bao gồm các nguyên tố vi lượng), vitamin, axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng khác dùng trong thực phẩm với các mục đích dinh dưỡng đặc biệt.
Cùng một thành phần trong sản phẩm không được vừa có nguồn gốc từ hữu cơ vừa có nguồn gốc không hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang hữu cơ.
Các thành phần cấu tạo của sản phẩm, bao gồm cả phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm.
Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được nêu trong 5.1.8. Danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ được nêu trong A.1, Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
nông nghiệp hữu cơ, tcvn nông nghiệp hữu cơ, tcvn 11041-2017
5.3.3  Phương pháp chế biến
Nên dùng các phương pháp chế biến cơ học, vật lý hoặc sinh học; giảm thiểu việc dùng các chất tổng hợp và các phụ gia.
Không sử dụng các công nghệ không thích hợp nêu trong 5.1.7.
Trong quá trình lọc, không được sử dụng thiết bị lọc chứa amiăng hoặc các chất và các kỹ thuật có thể gây ô nhiễm cho sản phẩm. Chỉ sử dụng các chất hỗ trợ chế biến (chất lọc và chất trợ lọc) nêu trong A.1, Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
5.3.4  Kiểm soát sinh vật gây hại
Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình chế biến, cần sử dụng các biện pháp sau đây theo thứ tự ưu tiên:
a) Biện pháp quản lý sinh vật gây hại trước hết phải là các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: phá bỏ các ổ trú ngụ của sinh vật gây hại;
b) Nếu các biện pháp phòng ngừa chưa đủ để kiểm soát được sinh vật gây hại thì sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học;
c) Nếu việc kiểm soát sinh vật gây hại bằng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học cũng không kiểm soát được sinh vật gây hại thì có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của TCVN 11041-2:2017 nhưng phải có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc của chúng với sản phẩm hữu cơ.
VÍ DỤ: Các biện pháp cụ thể để kiểm soát sinh vật gây hại: rào cản vật lý, tiếng động, sóng siêu âm, ánh sáng, tia cực tím, bẫy pheromon, bẫy có bả hoặc mồi nhử, nhiệt độ có kiểm soát, không khí có kiểm soát, đất diatomit...
5.3.5  Yêu cầu về vệ sinh đối với quá trình chế biến
Việc làm sạch, vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm không được gây ô nhiễm sản phẩm. Đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm, chỉ sử dụng các chất được nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp các chất nêu trên không có hiệu quả trong việc làm sạch, vệ sinh, khử trùng và bắt buộc sử dụng các chất khác thì các chất đó không được gây ô nhiễm cho sản phẩm hữu cơ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trồng tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP

Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ