Bài đăng

Các chất được sử dụng trong chế biến hữu cơ

Hình ảnh
Theo  TCVN 11041-1: 2017  về nông nghiệp hữu cơ quy định về các chất được sử dụng trong chế biến sản phẩm  nông nghiệp hữu cơ  như sau: A.1  Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến A.1.1  Tiêu chí sử dụng phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và các tiêu chí sau đây: a) Các chất này chỉ được dùng nếu khi không có chúng thì sẽ không thể: + sản xuất hoặc bảo quản thực phẩm, trong trường hợp là chất phụ gia, hoặc + sản xuất thực phẩm, trong trường hợp là chất hỗ trợ chế biến trong khi không dùng được các công nghệ khác để đáp ứng được tiêu chuẩn này. b) Các chất này có trong tự nhiên và có thể đã trải qua các quá trình xử lý cơ học/vật lý (ví dụ: chiết, kết tủa), quá trình sinh học/enzym hóa và quá trình vi sinh (ví dụ: lên men); c) Nếu các chất nêu trong điểm b không sẵn có thì có thể xem xét để sử dụng các chất được tổng hợp hóa học; d) các chất này được dùng để duy trì tí

Chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ

Hình ảnh
Theo  TCVN 11041-1: 2017  về  Nông nghiệp hữu cơ   thì Quá trình chế biến các sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau (mục 5.3) 5.3.1   Yêu cầu chung Trong quá trình chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ. Quá trình chế biến phải tuân thủ thực hành vệ sinh tốt. 5.3.2   Thành phần cấu tạo của sản phẩm Sản phẩm hữu cơ phải được chế biến từ các thành phần hữu cơ, ngoại trừ: - các thành phần không sẵn có ở dạng hữu cơ; - các chất được phép sử dụng theo quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này, bao gồm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, nước, muối, chế phẩm vi sinh vật và enzym, chất khoáng (bao gồm các nguyên tố vi lượng), vitamin, axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng khác dùng trong thực phẩm với các mục đích dinh dưỡng đặc biệt. Cùng một thành phần trong sản phẩm không được vừa có nguồn gốc

Các chất được sử dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Hình ảnh
Theo  TCVN 11041-1: 2017  về nông nghiệp hữu cơ quy định về các chất được sử dụng trong chế biến sản phẩm  nông nghiệp hữu cơ  như sau: A.1  Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến A.1.1  Tiêu chí sử dụng phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và các tiêu chí sau đây: a) Các chất này chỉ được dùng nếu khi không có chúng thì sẽ không thể: + sản xuất hoặc bảo quản thực phẩm, trong trường hợp là chất phụ gia, hoặc + sản xuất thực phẩm, trong trường hợp là chất hỗ trợ chế biến trong khi không dùng được các công nghệ khác để đáp ứng được tiêu chuẩn này. b) Các chất này có trong tự nhiên và có thể đã trải qua các quá trình xử lý cơ học/vật lý (ví dụ: chiết, kết tủa), quá trình sinh học/enzym hóa và quá trình vi sinh (ví dụ: lên men); c) Nếu các chất nêu trong điểm b không sẵn có thì có thể xem xét để sử dụng các chất được tổng hợp hóa học; d) các chất này được dùng để duy trì tí

Trồng tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP

Hình ảnh
Trồng tỏi theo  quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)  đã giúp nông dân bảo vệ sức khỏe và môi trường, góp phần nâng cao giá trị và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ruộng tỏi tại Ninh Hòa (Ảnh: KS) "Bước đầu sản phẩm tỏi an toàn theo hướng VietGAP trồng ở TX Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã vào một số siêu thị trên địa bàn như Co.opmart Nha Trang và Big C...", ông Nguyễn Ngọc Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa chia sẻ. Khánh Hòa là một trong những địa phương trồng tỏi lớn nhất cả nước, với diện tích gần 500 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Ninh Phước, Ninh Vân (TX Ninh Hòa) và xã Vạn Hưng (Vạn Ninh). Tổng sản lượng tỏi tươi thu hoạch hàng năm dao động từ 10.000 -15.000 tấn. Nguồn gốc tỏi giống và phương pháp canh tác tại đây xuất phát từ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên sau đó đã được bà con cải tiến để phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Theo bà co

Nông nghiệp hữu cơ - Lựa chọn giống vật nuôi

Hình ảnh
Theo TCVN 11041-3: 2017:  Nông nghiệp hữu cơ , quy định giống vật nuôi cần phải lựa chọn theo các nguyên tắc sau: 1.  Việc chọn giống vật nuôi, con giống và phương pháp nhân giống phải phù hợp với các nguyên tắc của chăn nuôi hữu cơ, bao gồm: a) giống vật nuôi phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa; b) giống vật nuôi phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh; c) không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi (ví dụ: hội chứng căng thẳng ở lợn, tự sẩy thai v.v...). d) nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo; e) không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn; f) không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống. 2.  Vật nuôi phải do cơ sở sản xuất giống phù hợp với tiêu chuẩn này cung cấp hoặc phải là con của các cặp ông bà, bố mẹ hoặc đàn hạt nhân

Nông nghiệp hữu cơ - Quản lý sinh vật gây hại

Hình ảnh
Cơ sở phải có các biện pháp ngăn ngừa sinh vật gây hại (vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, có dại...). Có thể sử dụng các biện pháp sau: - Thực hiện luân canh cây trồng, quản lý dinh dưỡng đối với đất và cây trồng; - Các biện pháp vệ sinh để loại bỏ các mầm bệnh, hạt cỏ dại và môi trường sống cho sinh vật gây hại; - Sử dụng loài, giống cây trồng có khả năng kháng các loài sinh vật gây hại phổ biến và thích nghi với môi trường; a) Để kiểm soát sinh vật gây hại, có thể sử dụng các biện pháp sau đây: - Bảo vệ các loài thiên địch của sinh vật gây hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi, ví dụ: làm hàng rào, địa điểm làm tổ, các vùng sinh thái đệm để duy trì thảm thực vật ban đầu cho các loài côn trùng ăn sinh vật gây hại; - Phóng thích các loài thiên địch, bao gồm cả các loài côn trùng ăn thịt và các loài ký sinh; - Trồng cây xua đuổi sinh vật gây hại, cây dẫn dụ thiên địch; - Dùng bẫy, rào chắn, ánh sáng, nhiệt độ và tiếng động. b) Đối với cỏ dại, có thể sử

Lựa chọn loài giống cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ

Hình ảnh
Lựa chọn loài và giống cây trồng  đưa vào  sản xuất hữu cơ  có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống cây trồng trong quá trình sản xuất. Hạt giống và vật liệu nhân giống vô tính (ví dụ: cành dùng để giâm hoặc chiết, mắt ghép, mô nuôi cấy...) phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Không sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen; b) Ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ (giống hữu cơ); c) Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất (một thế hệ/vòng đời) đối với cây hàng năm hoặc ít nhất hai vụ thu hoạch đối với cây lâu năm; d) Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa. Nếu không có giống bản địa thì sử dụng giống thuộc  danh mục giống cây trồng  được phép sản xuất, kinh doanh, có nguồn gốc rõ ràng; e) Sử dụng giống cây trồng không qua