Nông nghiệp hữu cơ - Lựa chọn giống vật nuôi

Theo TCVN 11041-3: 2017: Nông nghiệp hữu cơ, quy định giống vật nuôi cần phải lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

1.  Việc chọn giống vật nuôi, con giống và phương pháp nhân giống phải phù hợp với các nguyên tắc của chăn nuôi hữu cơ, bao gồm:

a) giống vật nuôi phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa;

b) giống vật nuôi phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh;

c) không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi (ví dụ: hội chứng căng thẳng ở lợn, tự sẩy thai v.v...).

d) nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo;

e) không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn;

f) không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống.
nông nghiệp hữu cơ, nong nghiep huu co, chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, tcvn 11041-3:2017

2.  Vật nuôi phải do cơ sở sản xuất giống phù hợp với tiêu chuẩn này cung cấp hoặc phải là con của các cặp ông bà, bố mẹ hoặc đàn hạt nhân được nuôi dưỡng theo các điều kiện nêu trong tiêu chuẩn này. Chúng phải được nuôi dưỡng suốt đời trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ.

Không được chuyển đổi qua lại vật nuôi giữa khu vực chăn nuôi hữu cơ và khu vực chăn nuôi không hữu cơ. Vật nuôi tại khu vực chăn nuôi không hữu cơ có thể được chuyển đổi theo 5.1.2 TCVN 11041-3:2017.

3.  Nếu cơ sở chăn nuôi chứng minh được rằng không thể đáp ứng được các yêu cầu đối với vật nuôi nêu trong 2 thì có thể sử dụng giống vật nuôi không hữu cơ trong các trường hợp:

a) cần để mở rộng cơ sở, khi thay đổi con giống hoặc khi đưa vào chăn nuôi loại vật nuôi mới;

b) cần thay đổi đàn, ví dụ khi vật nuôi bị chết nhiều do các tình huống nghiêm trọng;

c) cần có con đực để gây giống.

Nếu không sẵn có giống vật nuôi hữu cơ thương mại thì có thể sử dụng vật nuôi thông thường để chăn nuôi hữu cơ từ khi càng ít ngày tuổi càng tốt.

- đối với trâu, bò, ngựa: ít hơn 6 tháng tuổi;

- đối với cừu, dê: ít hơn 60 ngày tuổi;

- đối với gia súc khác: phải chăn nuôi hữu cơ ngay sau khi cai sữa;

- đối với gia cầm: phải ít hơn 3 ngày sau khi ấp nở.

Phải chăn nuôi hữu cơ ngay đối với vật nuôi không hữu cơ là động vật có vú để nhân giống chưa qua sinh sản, tái đàn. Đối với vật nuôi là động vật có vú, số lượng con cái thay đổi hàng năm phải đáp ứng điều kiện:

- tối đa là 10 % số trâu, bò, ngựa trưởng thành và tối đa là 20 % số lợn, cừu, dê trưởng thành (tính theo động vật cái);

- đối với các cơ sở có dưới 10 con trâu, bò, ngựa hoặc có dưới 5 con lợn, cừu, dê thì số lượng vật nuôi thay đổi hàng năm tối đa là một con.

Tỷ lệ phần trăm nêu trên có thể được tăng lên đến 40 % trong các trường hợp sau đây:

- khi thực hiện mở rộng trang trại;

- khi thay đổi giống;

- khi bắt đầu nuôi giống vật nuôi mới.

4  Vật nuôi nêu trong 3 phải được chuyển đổi theo mục 5.1.2 (TCVN 11041-3:2017).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trồng tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP

Chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ

Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ